Google+
  • Home »
  • Tinh bột nghệ »
  • Nghệ vàng và công dụng của nghệ vàng trong điều trị và phòng chống bệnh [Phần 1]: Nghệ vàng
Nghệ vàng và công dụng của nghệ vàng trong điều trị và phòng chống bệnh [Phần 1]: Nghệ vàng
30 Apr '14
0 Chia sẻ

Nghệ vàng và công dụng của nghệ vàng trong điều trị và phòng chống bệnh [Phần 1]: Nghệ vàng

Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Tập – Nguyên trưởng khoa Tài Nguyên – Viện Dược liệu – Bộ Y tế thì cây Nghệ vàng có tên khoa học Curcuma longa, họ Gừng Zingiberaceae. Bên cạnh loài nghệ vàng này, ở nước ta còn trồng loài Nghệ đỏ có tên khoa học là Curcuma santiortisa, cùng họ Gừng, loài này được trồng nhiều trong miền Nam và ở Hưng Yên. Loài Nghệ đỏ có màu vàng đỏ hoặc vàng nâu và có tỷ lệ hoạt chất curcumin cao hơn, thích hợp cho việc dùng làm thuốc. Nếu không được khai thác và chặt tỉa thì nghệ vàng sẽ ra hoa hàng năm. Người dân ở Hưng Yên quen gọi là Nghệ đỏ. Sau khi ra hoa, toàn bộ phần thân cây nghệ sẽ bị tàn lụi đi. Hiện tại ở Việt Nam chưa thấy nghệ kết quả mà chỉ thấy có hoa vì thế hạn chế trong việc nhân trồng bằng hạt. Vì vậy, để trồng nghệ thì sau khi thu hoạch, tách củ con để riêng, đến tháng giêng đem trồng và thu hoạch vào cuối năm.

Bài liên quan tinh bột nghệ vàng:

- Đau dạ dày điều trị hiệu quả với tinh bột nghệ vàng và mật ong

- Nghệ vàng và những bài thuốc từ nghệ vàng theo đông y

Theo TS. Lê Thị Kim Loan – Nguyên trưởng ban Bào chế – Viện Dược liệu – Bộ Y tế: Bên cạnh việc làm gia vị chế biến các món ăn nghệ vàng còn là một vị thuốc quý. Nghệ vàng là loại cây thân rễ, phần thân rễ chính thường được gọi là củ nghệ. Trong cây nghệ vàng có 2 dược liệu: thân rễ chính (củ nghệ) gọi là khương hoàng và rễ con gọi là uất kim.

Thành phần chính của củ nghệ vàng bao gồm:

-      Tinh dầu là một chất dễ bay hơi có nhiều thành phần.

-      Dầu béo.

-      Các đường đa phân tử (polysarcharit)

-      Một thành phần rất quan trọng đó là hợp chất phenolic – hợp chất màu làm cho củ nghệ có màu vàng – gồm có 3 chất được gọi là curcuminoid.

Tất cả các tác dụng của nghệ vàng đối với sức khỏe theo y học cổ truyền hay y học hiện đại đều là do tác dụng của curcuminoid.

Curcumin là một hỗn hợp chất màu được gọi là curcuminoid. Chúng ta đều biết, người dân Ấn Độ rất hay ăn món cà ri là món nấu rất nhiều nghệ vàng. Vấn đề đặt ra là tại sao người dân Ấn Độ hầu như rất ít bị các bệnh đường ruột? Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu mối liên quan giữa việc người Ấn Độ ít bị bệnh đường ruột với việc ăn nhiều nghệ vàng và phát hiện ra rằng do người dân Ấn Độ ăn nhiều nghệ vàng nên đã phòng chống được các căn bệnh này. Và tác dụng chính của nghệ vàng với các bệnh đường tiêu hóa là do các hợp chất màu Curcuminoid.

Ngày nay, các nhà khoa học trên thế giới và trong nước đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu xung quanh tác dụng chữa bệnh của curcuminoid. Các nhà khoa học nhận thấy rằng curcuminoid không chỉ có tác dụng tốt đối với các bệnh đường ruột mà còn phát hiện ra rất nhiều tác dụng khác nữa đối với sức khỏe trong đó có cả tác dụng phòng và điều trị ung thư.

Tinh bột nghệ Thu Hương được sản xuất từ nghệ vàng tươi vùng châu thổ Sông Hồng trĩu nặng phù sa, trên dây chuyền công nghệ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có phiếu kiểm nghiệm của Viện Thực phẩm chức năng và hợp chuẩn Việt Nam.

Tinh bột nghệ Thu Hương được dùng điều trị hiệu quả các bệnh đường tiêu hóa, viêm khớp, mụn nhọt trứng cá, làm mờ sẹo. Dùng bồi bổ tăng cường khí huyết cho các bà mẹ sau sinh, làm mặt nạ đẹp da. Đặc biệt còn dùng hỗ trợ điều trị các bệnh Parkínon, Alzheimer, Down và nhiều loại bệnh ung thư…

Liều uống trung bình: 12-24g Tinh bột nghệ vàng mỗi ngày, chia 2 lần, sau bữa ăn hoặc trong bữa ăn. Dùng đắp mặt nạ tuần 2-3 lần.

Liên hệ mua tinh bột nghệ: 0904073838 / 043.7841340.

Chúng tôi liên tục cập nhật thông tin về cách làm đẹp từ tinh bột nghệ vàng và tác dụng của tinh bột nghệ vàng với sức khỏe. Bạn có thể đăng ký để nhận tin sớm nhất theo mẫu dưới đây

Nguồn: HTV

Enter your email address:

Delivered by FeedBurner

Để lại lời bình luận

*